Kinh nghiệm đi thực tập thành công nhất - Cung cấp tour du lịch giá trẻ Trong và Ngoài nước

Kinh nghiệm đi thực tập thành công nhất

Kinh nghiệm đi thực tập sao cho tốt, hay đi thực tập cần chuẩn bị những gì, đi thực tập là làm gì…? Vô vàng câu hỏi mà sẽ có không ít các bạn sinh viên đang hoang mang cho kì thực tập sắp đến.

Lại một mùa thực tập nữa sắp đến, nhiều bạn sinh viên vẫn còn luống cuống, hoang mang chưa biết chuẩn bị gì để chinh phục các nhà quản lí và đem về bảng điểm đẹp nhất cũng như tích lũy được kinh nghiệm để có thể làm tốt công việc đúng như ngành học của mình.

Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm đi thực tập sau đây nhé!!

Kinh nghiệm đi thực tập cần chuẩn bị những gì
Kinh nghiệm đi thực tập thành công?

Kiến thức

Chắc chắn khi làm bạn phải có kiến thức nhất định về công việc ấy. Khi đi thực tập, chủ yếu chúng ta sẽ lựa chọn hoặc được định sẵn ở một cơ quan liên quan mật thiết đến ngành học của mình. Khi đó hãy hệ thống hóa lại kiến thức bạn đã học ở trường Đại học, kiểm tra xem mình thiếu hụt ở đâu trong kiến thức chuyên ngành và hãy bồi đắp nó trước khi chính thức đến cơ quan đó thực tập.

Kinh nghiệm đi thực tập cần chuẩn bị những gì
Kiến thức đóng vai trò quan trọng cho kỳ thực tập của bạn.

Không chỉ kiến thức đã được học, bạn phải có kiến thức của nơi mình sắp thực tập như về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực của cơ quan đó. Nếu có sự chuẩn bị kĩ càng, có kiến thức và làm được việc, sếp của bạn sẽ đánh giá bạn cao hơn, giao cho những công việc để tự mình học hỏi từ những công việc ấy.

Kĩ năng

Kĩ năng sử dụng các phần mềm thuộc Microsoft Office sẽ rất có lợi cho các bạn. Dù làm ở công việc gì, các công cụ Word, Excel, Powerpoint là một phần không thể thiếu trong việc trình bày ý tưởng, thống kê hay viết báo cáo. Hiện nay, các trường Đại học đã áp dụng chuẩn đầu ra Tin học và Tiếng Anh. Vì thế, nếu có ý thức rèn luyện, chắc chắn những phần mềm này sẽ là trợ thủ đắc lực, vừa giúp ra trường đúng thời hạn, vừa giúp ích cho công việc tương lai.

Kinh nghiệm đi thực tập cần chuẩn bị những gì
Làm việc nhóm là kỹ năng cực kỳ hữu ích cho công việc sau này của bạn.

Kĩ năng mềm quan trọng không kém gì kĩ năng cứng và kĩ năng chuyên môn.

Rất nhiều kĩ năng cần có để có thể làm tốt công việc như: Kĩ năng giao tiếp hiệu quả (gồm nghe, nói, khen, chê, phi ngôn ngữ), kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quản trị thời gian… Kĩ năng mềm thể hiện được sự nhạy bén trong công việc và nghệ thuật giao tiếp.

Thái độ

Có rất nhiều nghiên cứu về các thành tố làm nên sự thành công của mỗi con người, tiêu biểu là nghiên cứu của nhà khoa học Carol Dweck tại đại học Stanford. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ làm việc dùng để dự đoán sự thành công, chứ không phải chỉ số IQ. Nhiều ý kiến cho rằng, kiến thức chiếm 5%, kĩ năng chiếm 25% và thái độ chiếm đến 70% thành công của mỗi con người.

Kinh nghiệm đi thực tập cần chuẩn bị những gì
Thái độ làm việc chăm chỉ, cầu tiến có vai trò quyết định đến sự thành công của kì thực tập.

Hà Phương, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Khi mình đi cộng tác với các tòa soạn, điều đầu tiên mình học được là thái độ làm việc. Nghiêm túc, chỉn chu, làm ra làm, chơi ra chơi, rất chuyên nghiệp từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Mình luôn thể hiện tinh thần luôn muốn học hỏi, luôn tò mò để khám phá cái mới, từ đó anh chị giúp đỡ và dạy bảo mình rất nhiều. Kiến thức và kĩ năng mềm cũng là điều mà mình đúc kết được qua quá trình làm việc.”

Ở một môi trường mới, trước khi thể hiện được khả năng của bản thân, bạn cần có thái độ tôn trọng sếp và mọi người xung quanh, thái độ cởi mở, cầu tiến trong công việc. Nếu kiến thức chưa đủ sâu, kĩ năng chưa thực sự xuất sắc nhưng thể hiện được tinh thần nhiệt huyết không ngại khó, không ngại khổ, khó lòng ai từ chối giao cho bạn công việc hay chỉ bảo lại bạn khi bạn gặp khó khăn hoặc lỗi sai.

Tuyển sinh viên thực tập tại công ty du lịch Con Voi – Elephant Travel

Đi thực tập chuẩn bị những gì? Những lưu ý để có kỳ thực tập thành công nhất

Nhiều sinh viên than phiền rằng công việc thực tập của họ thật quá nhàm chán, thường là “bưng trà, rót nước” hoặc bị sai vặt. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu chọn lựa kỹ lưỡng, bạn có thể tìm được các công ty có chương trình thực tập tốt hơn. Và để không phải là người thừa, để được tiếp cận với công việc, trước khi đi thực tập bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích nghi với kế hoạch thực tập và đơn vị mà mình đến thực tập như:

  • Thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc.
  • Trách nhiệm, bổn phận hàng ngày của bạn (khi thực tập) sẽ là gì?
  • Công việc đối với cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào? (Nơi và bộ phận mà bạn muốn thực tập)
  • Điều gì là ưu tiên chính của công việc, mối quan hệ với các phòng ban khác ra sao?
  • Cần tìm hiểu trước mẫu báo cáo thực tập của truờng (yêu cầu) để khi đi thực tập không bị động. (Khi viết báo cáo nên tham khảo các báo cáo trước để rút kinh nghiệm và nên viết về các điểm mạnh của nơi mình thực tập).
  • Tạo mối quan hệ tốt với công ty thực tập bởi khi viết luận văn cũng cần một lần nữa làm việc với đơn vị để xin số liệu và chứng nhận cho báo cáo thực tập.
  • Bạn cũng cần tìm hiểu thêm như: Công ty có tài trợ cho sinh viên thực tập không? Nếu công ty trả lương cho sinh viên thực tập, bạn sẽ làm công việc gì?
Kinh nghiệm đi thực tập cần chuẩn bị những gì
Chuẩn bị gì khi đi thực tập?

Để việc thực tập mang lại hiệu quả cao, bạn cần phải có một sự chuẩn bị tốt không những kiến thức mà còn ở tâm lý vì có kết quả hay không là do tính thích nghi của mỗi người. Những sinh viên kiên nhẫn, cởi mở và hòa đồng với nhân viên công ty thì sẽ sớm có được số liệu, sớm được hướng dẫn. Điều chính yếu là chỉ cần chịu khó, hăng hái và làm tốt phần việc được giao. Nên có ý thức học hỏi và nhanh nhạy, chú tâm trong công việc, đặc biệt là phải trung thực, chân thành.

Nếu chuẩn bị đầy đủ hành trang kiến thức, kĩ năng và thái độ, chắc chắn bạn sẽ có những tháng ngày thực tập bổ ích, đáng nhớ và đạt thành tích cao nhất. Nhiều sinh viên sau khi thực tập xong được tuyển dụng ở đó làm việc luôn (một số các công ty vẫn tuyển nhân viên theo kiểu như thế này). Đây là cách tốt nhất thay cho việc đi nộp hồ sơ tìm việc làm. Vì thế, bạn hãy tận dụng cơ hội, nhiệt tình với công việc và chú tâm học hỏi. Nên có tinh thần, thái độ tích cực như đang thử việc để được làm nhân viên chính thức.

Du lịch giá rẻ


zalo-icon